GROUT-S-Vua-tu-san-phang-khong-co-ngot

GROUT-S Vữa tự san phẳng không co ngót

(Sản phẩm chưa có đánh giá)
Mã sản phẩm: Grout s
Giá bán: Liên hệ

GROUT -S sản xuất bởi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng -vữa rót gốc xi măng, tự san phẳng, không co ngót| Chống thấm Hưng Phát bán sỉ lẻ các loại chống thấm Sika giá rẻ, chất lượng, giao hàng tận nơi

GROUT -S Vữa tự san phẳng không co ngót 

Mô tả

  • Grout -S vữa tự san phẳng, có cường độ và độ bám dính cao (cường độ nén >35 MPa, tương đương 350kG/cm2), có thể thi công với chiều dày từ 2mm đến 10mm, có chất lượng đồng đều và ổn định.
  •  Do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng nghiên cứu ra và độc quyền sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ

Quy cách:

  • Đóng gói trong bao 25 kG
  • Thời gian sử dụng 06 tháng.

Đặc Tính Kỹ Thuật

  • Dạng bột màu ghi xám
  • Tỉ lệ nước trộn: 17 đến 20% vữa khô
  • Khối lượng thể tích của hỗn hợp vữa: 1,9 đến 2 kG/lít
  • Độ chảy theo ống Suttat: >25 cm
  • Thời gian thi công: <45 phút
  • Thời gian khô bề mặt: 3 giờ
  • Cường độ chịu nén tuổi 28 ngày: > 35 MPa (350kG/cm2)
  • Cường độ chịu uốn tuổi 28 ngày: > 3 MPa
  • Cường độ bám dính trên bề mặt bê tông M300 tuổi 28 ngày: > 0,8 MPa
  • Độ dày lớp vữa Grout -S  thi công: 2 đến 10 mm.
  • Định mức: 1,7 - 2,0 kG/1m2 cho 1 mm chiều dày.

Biện pháp thi công vữa tự san GROUT -S 

  • Vệ sinh sạch bề mặt, không dính bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác.
  • Làm ẩm bề mặt đến bão hòa nước nhưng không để đọng nước trước khi thi công.
  • Vữa GROUT -S có thể được trộn bằng máy trộn có cánh khuấy hoặc máy trộn vữa theo tỷ lệ: 1kg vữa khô trộn với 0,17 đến 0,20 lít nước. Lựa chọn tỷ lệ nước dùng cho phù hợp. Thành phần bột được thêm dần vào lượng nước đã lường trước và trộn cho tới khi hỗn hợp vữa đạt độ đồng nhất. Thời gian trộn từ 4 đến 5 phút.
  • Thi công lớp lót sử dụng phụ gia kết nối Latex trộn nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Rót vữa ra mặt sàn sau khi thi công lớp lót Latex khoảng 30 phút, dùng bàn bả răng cưa để gạt vữa, sau đó dùng lu gai để khử khí bề mặt, vữa GROUT -S sẽ điền đầy các vị trí lồi, lõm và tự san tạo lên bề mặt nhẵn và cách ẩm.
  • Nếu cần bù cốt cao độ cho sàn với bề dày > 2cm, có thể thi công lớp bù cốt cao độ bằng vữa tự chảy không co GM-F trước khi thi công lớp vữa tự san. Quy trình thi công lớp bù cốt cao độ bằng vữa tự chảy không co GM-F tương tự như quy trình thi công lớp vữa tự san, cần vệ sinh sạch bề mặt sàn, quét lớp kết nối Latex và sau đó thi công lớp vữa tự chảy không co GM-F.
  • Vệ sinh, rửa sạch các dụng cụ bằng nước ngay sau khi sử dụng.
  • Thời gian để đi lại và thi công các lớp vật liệu khác bên trên từ 24 - 48 giờ.
  • Dưỡng ẩm ít nhất 1 ngày sau khi thi công vữa.

Quy Trình Sản Xuất Vữa Tự San Phẳng.

  • Có thể nói trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất loại sản phẩm vữa tự san phẳng. Từ những Viện nghiên cứu hàng đầu đến những công ty tư nhân hoặc những cá nhân nhỏ lẻ cũng tổ chức sản xuất loại sản phẩm này.
  • Tại sao lại có nhiều đơn vị có thể tự tổ chức sản xuất loại sản phẩm trên? Bởi vì dây truyền công nghệ để chế tạo ra sản phẩm trên không phải quá khó để có thể hiểu được và xây dựng một cơ sở sản xuất gần giống như vậy.
  • Tuy nhiên chất lượng sản phẩm của mỗi đơn vị lại khác nhau khá nhiều, bởi vì để tạo ra được sản phẩm vữa tự san phẳng đạt chất lượng tốt thì nó đòi hỏi phải có một quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt, không phải cơ sở sản xuất nào cũng đủ điều kiện để có thể đáp ứng được.
  • Từ khâu lựa chọn dây truyền công nghệ cho đến khâu lựa chọn các loại vật liệu thô, phụ gia để cấu thành lên sản phẩm rồi khâu tổ chức sản xuất đều phải được quan tâm đặc biệt.
  • Vật liệu Cát tiêu chuẩn phải được nhập ở những nguồn uy tín, sau khi nhập về phải được sàng qua các loại sàng tiêu chuẩn để loại bỏ tạp chất và đưa ra được thành phần hạt hợp lý. Sau khi thí nghiệm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật mới được đưa vào sử dụng.
  • Xi măng, phụ gia sau khi nhập về cũng phải được tiến hành thí nghiệm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới được nghiệm thu đưa vào sản xuất.
  • Quá trình sản xuất thì phải có thiết bị định lượng chính xác, đặc biệt phải có kỹ sư vật liệu thường xuyên kiểm tra giám sát quy trình sản xuất.
  • Sản phẩm sau khi sản xuất ra đều phải được tiến hành thí nghiệm kiểm tra đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật so với tiêu chuẩn mới được đưa ra thị trường.
  • Một yếu tố cực kỳ quan trọng để sản xuất ra sản phẩm Vữa đạt chất lượng cao đó là Cấp phối (tỷ lệ các nguyên liệu cấu thành lên vữa), công thức này là độc quyền của Viện khoa học công nghệ xây dựng vì nó phải trải qua quá trình nghiên cứu, thí nghiệm rất công phu mới có thể đưa ra được. Viện có một đội ngũ kỹ sư vật liệu vẫn ngày đêm nghiên cứu để liên tục cải thiện, nâng cao tính năng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành xây dựng Việt Nam.

 

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây